"Khi vận động,ậpthểthaonhưthếnàođểtănghiệuquảheo đi học lưu lượng máu và bạch huyết tăng, thúc đẩy lưu thông tế bào miễn dịch. Từ đó, khả năng sinh kháng thể sau khi tiêm vaccine cũng được tăng lên", bác sĩ Thuyết nói.
Bác sĩ dẫn nghiên cứu của Đại học Iowa (Mỹ) công bố vào năm 2022, nghiên cứu những người tham gia thường xuyên tập thể dục với cường độ nhẹ đến trung bình trong 90 phút, ví dụ như đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh ngay sau khi tiêm vaccine cúm hoặc Covid-19. Kết quả, nhóm tập thể dục có phản ứng kháng thể tăng cao sau 4 tuần, còn những người chỉ ngồi hoặc ít vận động không tăng kháng thể.
Nghiên cứu nói trên cũng chỉ ra bài tập giúp tim đập từ 120 đến 140 nhịp một phút có hiệu quả tốt nhất. Các bài tập kéo dài 90 phút cho lượng kháng thể từ vaccine cao hơn người tập 45 phút. Thời gian tập ít hơn 45 phút không ảnh hưởng đến mức sản sinh kháng thể.
Theo bác sĩ Thuyết, các bài tập được khuyến cáo sau tiêm vaccine có cường độ từ nhẹ đến trung bình, ví dụ đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc bài tập tăng cường sức bền như squat, lunge, tập tạ nhẹ... Trong đó, bài tập cường độ nhẹ đến trung bình không làm đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi vừa phải, tăng nhịp thở nhưng không gây khó khăn khi nói chuyện.
Mọi người có thể tập luyện tối đa 150 phút một tuần, tương đương 21 phút một ngày. Vận động cũng giúp giảm các cảm giác khó chịu như mệt mỏi và đau nhức tại vị trí tiêm. Nếu cảm thấy uể oải, suy nhược sau tiêm vaccine, mọi người không nên cố gắng luyện tập, cần nghỉ ngơi phù hợp.
Ngoài lợi ích sản sinh kháng thể sau tiêm, tập thể dục cũng giúp duy trì cân nặng, vóc dáng khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Vì vậy, bác sĩ Thuyết cho rằng mọi người không nên chờ đến khi tiêm vaccine mới tập thể dục, nên giữ thói quen vận động kết hợp ăn uống hợp lý, tránh xa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia...
Nhật Linh