Luật sư Hứa Thị Trung Nghĩa vừa có đơn khiếu nại gửi TAND H.Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) và TAND tỉnh Kon Tum về việc sau khi nhận bản án sơ thẩm vụ bị cáo Hứa Thị Thể bị TAND H.Đăk Tô tuyên án ngày 27.10.2023,ãiviệcghinhậnýkiếnluậtsưtrongbảnáfpt play bà bất ngờ khi thấy rằng bản án đã phản ánh không khách quan, đúng diễn biến phần bào chữa của các luật sư tại phiên tòa.
Luật sư tranh tụng vài tiếng đồng hồ, bản án ghi nhận… sơ sài
Theo luật sư Hứa Thị Trung Nghĩa, điểm c khoản 2 điều 260 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bản án sơ thẩm phải ghi rõ “ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được tòa án triệu tập”.
Nhưng luật sư Nghĩa cho rằng bản án đã không ghi nhận đầy đủ quan điểm, ý kiến bào chữa của các luật sư khi 3 luật sư bào chữa hơn 2 tiếng đồng hồ, cung cấp nhiều chứng cứ mới và các thông tin mới để bảo vệ cho thân chủ - bị cáo Hứa Thị Thể; đồng thời luật luật sư cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ cho rằng vụ án có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.
Song luật sư Nghĩa nêu các ý kiến, chứng cứ này không được ghi nhận hoặc có ghi nhận sơ sài rồi đưa ra kết luận là không chấp nhận ý kiến của người bào chữa vì không có căn cứ.
Cụ thể, bản án thể hiện ý kiến của người bào chữa gồm 3 luật sư đề nghị: trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, bỏ lọt tội phạm, có đồng phạm khác. Sai tội danh với Đ.T.N.H;có dấu hiệu trốn thuế; thẩm quyền điều tra vụ án thuộc cấp tỉnh nên đề nghị chuyển cấp tỉnh giải quyết.
Bài bào chữa của 105 luật sư được tóm tắt thành 24 dòng
Đây không phải là lần đầu các luật sư khiếu nại về việc, bản án ghi nhận không đầy đủ ý kiến của luật sư vào bản án.
Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law Firm) cho biết, việc không ghi nhận đầy đủ, chính xác ý kiến của luật sư trong các bản án không phải là hiện tượng hy hữu mà khá phổ biến.
Luật sư Trương Anh Tú viện dẫn, trong một vụ đại án mà ông tham gia xét xử tại Hà Nội, vụ án này có 105 luật sư tham gia bào chữa, với các luận cứ bào chữa rất sâu sắc, tâm huyết. Tuy nhiên, trong nội dung bản án được tuyên, toàn bộ quan điểm của 105 luật sư chỉ được tóm tắt, diễn giải lại bằng 24 dòng, chưa đầy 1 trang A4.
“Các luật sư sau khi nhận được bản án, có nói vui rằng đây là đỉnh cao của kỹ năng tóm tắt nội dung”, luật sư Trương Anh Tú chia sẻ thêm.
Luật sư Tú cũng phân tích, tại điều 322 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tranh luận tại phiên tòa: “... HĐXX phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án…”. Tiếp đó, điều 260 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định bản án sơ thẩm phải ghi rõ ý kiến của người bào chữa; phân tích lý do HĐXX không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra…
Nhưng theo luật sư Tú, thực tế việc bản án ghi đầy đủ ý kiến luật sư cũng như phân tích rõ việc không chấp nhận đề nghị của luật sư là rất hiếm.
Cần có quy định ràng buộc
Bên cạnh đó, tại "Hội thảo sơ kết 5 năm thi hành bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thực tiễn thi hành và giải pháp, kiến nghị", do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức vào tháng 8 vừa qua, luật sư Trương Xuân Tám (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát, hỗ trợ luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng dẫn chứng có luật sư phản ánh rằng luật sư tham gia bào chữa một vụ án cả năm trời, phiên tòa diễn ra cả tháng, bài bào chữa của luật sư phân tích rất sâu sắc và tâm huyết, dài 50 - 100 trang nhưng trong bản án chỉ ghi được một đến hai dòng, thậm chí không được ghi nhận.
Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Trương Xuân Tám nhấn mạnh: "Ý kiến của luật sư tại phiên tòa cũng là cơ sở để tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét bản án. Nhưng việc HĐXX ghi nhận không đầy đủ, không đúng quá trình tranh tụng phiên tòa, ảnh hưởng đến kiểm tra, giám sát bản án".
Luật sư Hoàng Mạnh Hà (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ thêm hiện nay có một thực trạng xét xử tại tòa, rằng HĐXX sẽ vẫn để các luật sư trình bày quan điểm của mình, không hạn chế thời gian, song bản án chỉ ghi nhận rằng "từ việc phân tích hành vi phạm tội của bị cáo như trên cũng là quan điểm của HĐXX không đồng ý quan điểm bào chữa của các luật sư".
Theo luật sư Hà, việc viết bản án như trên khiến các luật sư bức xúc, cảm thấy công sức lao động nghiên cứu hồ sơ không có giá trị, mà dần khiến các luật sư mất nhiệt huyết trong phần bào chữa. "Vì vậy, quá trình sửa đổi luật cũng cần có quy định ràng buộc và chế tài việc bản án ghi nhận không đầy đủ, đúng với thực tế tranh tụng", luật sư Hà cho hay.
Một thẩm phán TAND TP.HCM cho rằng quy định pháp luật nêu bản án phải ghi rõ, đầy đủ ý kiến của người bào chữa, tức người bào chữa đưa ra quan điểm gì thì HĐXX sẽ ghi nhận và phân tích lý do không chấp nhận hoặc chấp nhận, chứ không thể ghi đầy đủ tuyệt đối từng câu chữ của người bào chữa vào bản án.
Theo vị thẩm phán này, sau các phiên tòa xét xử, người bào chữa hoặc người tham gia tố tụng có quyền kháng cáo, quyền đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án. Trong các đơn liên quan này có thể tiếp tục đưa ra quan điểm và phân tích pháp lý cho các quan điểm của mình. Vì vậy, bản án có thể ghi nhận ý chính quan điểm bào chữa, miễn không làm sai lệch quan điểm bào chữa là phù hợp.